Chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi sự đồng nhất trong các nút kêu gọi hành động, gã khổng lồ trong lĩnh vực Thương mại điện tử thời trang Zalora đã tăng tỷ lệ thanh toán lên tới 12.3%.
Làm thế nào để tận dụng tối đa hiệu quả của thử nghiệm phân tách A/B vào các chiến dịch marketing? Hãy xem các case-studies điển hình dưới đây để tìm hiểu thêm bí quyết mà các doanh nghiệp nổi tiếng đã làm để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
#Case Study 1: Grene đã thiết kế lại giỏ hàng mini của mình và tăng gấp đôi số lượng mua
Grene được đánh giá là thương hiệu Thương mại điện tử hàng đầu tại Ba Lan. Grene chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp và đã có những thành công lớn nhờ thử nghiệm A/B trong các chiến dịch Marketing, truyền thông.
Một trong những thử nghiệm phân tách A/B ấn tượng và đem lại hiệu quả tốt nhất là cải thiện trang giỏ hàng mini để làm nổi bật các yếu tố trong trang.
Trong quá trình phân tích trang giỏ hàng, Grene đã tìm ra một vài vấn đề mà khách hàng gặp phải:
· Khó khăn trong việc xem tổng số của từng sản phẩm riêng lẻ trong giỏ hàng.
· Phải kéo xuống cuối trang mới click được vào nút CTA “Go To Cart”.
Dưới đây là giao diện trang của Grene.
Sau khi tìm ra những vấn đề mấu chốt, doanh nghiệp quyết định tạo ra những thay đổi trên trang giỏ hàng bằng các thử nghiệm A/B.
· Thêm nút CTA ở trên đầu giỏ hàng mini để người dùng có thể dễ dàng chuyển tới trang giỏ hàng chính.
· Thêm nút “Remove” ở bên phải của mỗi sản phẩm (để tránh những click không mong muốn) và thêm tổng giá trị của mỗi sản phẩm.
· Tăng kích thước nút “Go To Cart” để làm nổi bật CTA.
Và đây là giao diện sau khi thay đổi.
Sau 36 ngày chạy chiến dịch này, Grene đã ghi nhận các kết quả đáng chú ý:
· Tăng lượng truy cập trang giỏ hàng.
· Tăng tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử tổng thể từ 1,83% lên 1,96%.
· Tăng gấp 2 lần tổng số lượng mua.
#Case Study 2: WorkZone tăng 34% khách hàng tiềm năng nhờ trang Testimonial
WorkZone là một công ty phần mềm có trụ sở tại Mỹ, cung cấp các giải pháp quản lý dự án và các công cụ chia sẻ tài liệu cho tất cả các tổ chức. Dựa vào mức độ hoạt động, WorkZone cần liên tục thu hút càng nhiều chuyển đổi càng tốt.
Để tạo dựng danh tiếng tốt cho thương hiệu, công ty đã đưa ra phần đánh giá của khách hàng (như là một chiến lược Marketing tạo hiệu ứng lan truyền). Ngay từ đầu, WorkZone đã nhận ra rằng logo của phần Testimonial che mất form đăng ký, làm xao nhãng người dùng. Vì thế, họ quyết định thay đổi logo, từ bản màu thành bản đen trắng và xác định xem sự thay đổi này có giúp tăng số lượng người đăng ký không.
Đây là 2 bản thử nghiệm A/B của WorkZone:
Bản màu
Bản đen trắng
Sau 22 ngày thử nghiệm, WorkZone nhận thấy bản thử nghiệm đen trắng cho hiệu quả cao hơn bản màu. Nhờ mẫu đăng ký này, số người đăng ký đã tăng lên 34% và góp phần tạo ra 99% ý nghĩa trong việc thống kê.
#Case Study 3: Zalora tăng 12.3% lượt thanh toán bằng cách tối ưu trang Sản phẩm
Zalora là một trong những nhà bán lẻ thời trang trực tuyến phát triển nhanh nhất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thương hiệu thương mại điện tử này được biết đến với những sản phẩm thời trang sang trọng, hợp thời.
Trong các chiến dịch thử nghiệm phân tách A/B mà Zalora đã thực hiện thành công, tối ưu thiết kế của trang sản phẩm là thử nghiệm nổi bật và đem lại kết quả ấn tượng. Zalora đã nhấn mạnh các tính năng hữu ích của thương hiệu như chính sách hoàn trả miễn phí và dịch vụ giao hàng miễn phí.
Dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập bởi nhóm dịch vụ khách hàng của mình, Zalora đã đưa ra giả thuyết về cách thử nghiệm này. Thực tế, nhiều khách hàng không nhìn thấy chính sách đổi trả miễn phí của Zalora vì tầm nhìn hạn chế của tính năng này trên các trang sản phẩm. Ngay lập tức, họ đã tạo ra những sửa đổi cần thiết và chạy thử nghiệm để ghi nhận phản ứng của khách hàng.
Đây là cách họ đã thay đổi:
Giao diện chính
Giao diện thử nghiệm 1
Giao diện thử nghiệm 2
Sau khi chạy thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định, Zalora nhận thấy Giao diện thử nghiệm 1 cho kết quả tốt hơn so với 2 bản còn lại. Chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi sự đồng nhất trong các nút kêu gọi hành động, gã khổng lồ trong lĩnh vực Thương mại điện tử thời trang đã tăng tỷ lệ thanh toán lên tới 12.3%.
#Case Study 4: Ubisoft thử nghiệm phân tách A/B để tăng 12% khách hàng tiềm năng
Ubisoft Entertainment là một trong những công ty trò chơi video hàng đầu của Pháp. Ubisoft được biết đến với các trò chơi nhượng quyền nổi tiếng như For Honor, Tom Clancy’s, Assassin’s Creed, Just Dance,... Các sản phẩm này đều mang đến những trải nghiệm đáng nhớ cho người chơi.
Đối với Ubisoft, có nhiều khách hàng tiềm năng và số lượt chuyển là 2 chìa khóa chính để tối ưu hiệu suất. Trong khi các trang khác đang hoạt động hiệu quả, thì trang “Buy Now” của game For Honor lại không cho kết quả tốt nhất.
Nhóm của Ubisoft đã nghiên cứu vấn đề, thu thập dữ liệu người dùng bằng cách sử dụng bản đồ nhấp chuột, bản đồ nhiệt và bản đồ cuộn. Họ đã phát hiện ra quá trình mua hàng đang quá thiếu sự hấp dẫn, thu hút người dùng. Vì vậy, Ubisoft quyết định thiết kế lại toàn trang “Buy Now” của trò chơi For Honor bằng cách giảm quá trình cuộn trang và đơn giản toàn bộ quy trình mua hàng.
Dưới đây là cách họ làm:
Bản chính
Bản thử nghiệm
Thử nghiệm này được chạy trong 3 tháng. Ubisoft đã nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt khi bản thử nghiệm mang lại nhiều lượt chuyển đổi hơn so với bản cũ. Tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 38% lên 50% và tổng số khách hàng tiềm năng tăng lên 12%.
#Case Study 5: PayU tăng số lượt chuyển đổi lên 5.8% bằng cách sử dụng thử nghiệm A/B trong truyền dữ liệu
PayU là một công ty công nghệ tài chính, có trụ sở tại Ấn Độ, cung cấp một loạt các giải pháp tài chính độc quyền cho các thương hiệu địa phương và nước ngoài tại các thị trường mới nổi. Là đơn vị hỗ trợ thanh toán, PayU nhận thấy điều quan trọng là duy trì quá trình thanh toán đơn giản, trực quan và thuận tiện, đồng thời loại bỏ tất cả các yếu tố làm giảm số lượng.
Tuy nhiên, những số liệu thống kê từ trang Checkout cho thấy những câu chuyện khác nhau. Họ nhận ra rằng rất nhiều người rời khỏi trang, số lượng này ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp.
Để rà soát lại mọi thứ, PayU quyết định tạo một vài thay đổi nhỏ trên trang Checkout và chạy thử nghiệm A/B. Trong khi trang Checkout cũ yêu cầu người dùng nhập số điện thoại, địa chỉ email để hoàn tất quá trình mua hàng, thì trang Checkout mới chỉ cần nhập số điện thoại của người dùng.
Trước
Thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm cho thấy bằng cách loại bỏ trường địa chỉ email, PayU đã tăng 5.8% tỷ lệ chuyển đổi so với trước đây.
#Case Study 6: ShopClues tăng 26% lượng truy cập đặt hàng từ trang chủ
ShopClues là một công ty Thương mại điện tử hoạt động chủ yếu tại thị trường Ấn Độ. Mặc dù là một thành viên mới trong lĩnh vực thời trang, ShopClues đã tạo ra một cuộc đối đầu khó khăn cho Flipkart, Snapdeal và Amazon. Họ tin rằng kinh nghiệm rút ra từ các cuộc thử nghiệm sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Khi lên kế hoạch cho các cuộc thử nghiệm, ShopClues đã cẩn thận kiểm tra các chi tiết trên trang chủ và theo dõi các tín hiệu chuyển đổi. Họ nhận ra rằng các đường link trên thanh điều hướng nhận được rất nhiều lượt click, đặc biệt là phần “Wholesale”. ShopClues hiểu rằng điều cần thiết là đưa những lượt truy cập chất lượng đến các trang danh mục sản phẩm chứ không để họ rời đi ngay ở trang chủ.
Vì vậy, công ty quyết định thay đổi phần “Wholesale” bằng các danh mục marketing như “Super saver”,... Họ cũng đưa phần này sang bên trái của trang với hi vọng sẽ dễ nhìn và đem lại nhiều lượt truy cập chất lượng hơn.
Lúc đầu
Phiên bản thử nghiệm
Theo giả thuyết, sự thay đổi vị trí này điều hướng khách hàng đến các trang danh mục khác, đồng thời tăng 26% lượng truy cập đặt hàng từ trang chủ
#Case Study 7: Tăng 17.63% chuyển đổi nhờ một thay đổi nhỏ trên trang sản phẩm
Ben là một công ty trong ngành công nghiệp viễn thông, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan. Ben cung cấp hai loại gói thuê bao cho khách hàng - thuê bao chỉ dùng sim và một loại đi kèm với điện thoại di động.
Trong nhiều chiến dịch tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, Ben đã thành công khi thay đổi bảng màu điện thoại giúp thu hút tầm nhìn, sự chú ý trên trang sản phẩm. Thực tế, phần lớn mọi người không nhận ra rằng họ có thể tự do chọn lựa màu điện thoại các tính năng khác nhau.
Dựa vào các thông tin tổng hợp được, Ben quyết định tạo một số thay đổi trên trang sản phẩm và chạy thử nghiệm A/B để chứng thực cho những giả thuyết họ đặt ra. Dưới đây là các mẫu thử nghiệm mà họ đã làm.
Đặt bảng màu phía dưới ảnh điện thoại (Tỷ lệ chuyển đổi – 2.2)
Phiên bản thử nghiệm – Đặt bảng màu bên cạnh hình ảnh điện thoại (Tỷ lệ chuyển đổi – 2.59%)
Ben đã chạy thử nghiệm trong 2 tuần và nhận ra những thay đổi nhỏ trong bảng màu thu hút tầm nhìn hơn, giúp số lượt chuyển đổi tăng đến 17.63%. Đồng thời, số lượng khách hàng gọi điện yêu cầu đổi màu thiết bị cũng giảm đáng kể.
Quan sát, nghiên cứu và phân tích các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, suy nghĩ các phương án giải quyết các tình huống đó. Tiếp theo, hãy tiến hành thử nghiệm phân tách A/B để tìm ra cách hiệu quả nhất. Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm các bí quyết mới để tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 34% như các doanh nghiệp trên.
Lời khuyên là bạn hãy quan sát, nghiên cứu và phân tích các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, và suy nghĩ các phương án giải quyết các tình huống đó. Tiếp theo, hãy tiến hành thử nghiệm phân tách A/B để tìm ra cách hiệu quả nhất.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm các bí quyết mới để tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 34% như các doanh nghiệp trên.
* Nguồn: Novaon AutoAds