Sự nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 khiến thế giới lâm vào cảnh hỗn loạn, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh. Với tình hình hiện nay, IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2020 sẽ sụt giảm 2.9% so với năm trước và một cuộc đại khủng hoảng kinh tế là viễn cảnh có thể tưởng tượng.
Việt Nam cũng khó có thể
tránh khỏi sự tác động tiêu cực của dịch bệnh. Chỉ tính đến hết tháng 2/2020,
dịch COVID-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn lên nhiều mặt kinh tế - xã hội.
Ảnh hưởng đầu tiên và dễ
nhận thấy nhất của dịch bệnh là sự đảo lộn trong sinh hoạt của con người. Bên
cạnh những chính sách, chỉ đạo của Nhà nước nhằm ngăn chặn, kiểm soát bệnh
dịch, tâm lý hoang mang lo sợ là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng dẫn
đến những thay đổi lớn trong thói quen và hành vi tiêu dùng hàng ngày.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi nền tảng khảo sát trực tuyến BEAN Survey từ ngày 06 đến ngày 8/2/2020, trên 80% trong số 181 người tham gia khảo sát cho rằng COVID-19 nguy hiểm ngang bằng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn đại dịch SARS bùng phát năm 2003.
Trên thực tế, tỉ lệ tử vong của SARS là 9.6%, trong khi COVID-19 được các WHO ước tính là 3.9% và còn có thể tăng. Tuy vậy, độ lan truyền và thời gian ủ bệnh của COVID-19 lại cao hơn SARS. Sự nguy hiểm của chủng virus này đã gây nên hoang mang cho xã hội.
Nguồn:
BEAN Survey
Cũng theo kết quả khảo sát, 79% số người trả lời cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen hàng ngày của họ, làm xáo trộn cuộc sống, công việc và học tập bị đình trệ, ảnh hưởng tới tài chính cá nhân và gia đình.
Nghiên cứu cho thấy người dân đã phải thay đổi lối sống thường ngày để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh. Ngay cả khi chính phủ chưa phát thông tin khuyến khích người dân hạn chế ra ngoài, 88% cho biết họ hạn chế tới các địa điểm công cộng như một phương thức phòng bệnh. Điều này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành F&B và bán lẻ.
Ngoài ra, 69% chọn tăng cường dinh dưỡng và 51% dùng các thực phẩm chức năng. Đó là lí do tại sao trong khi những ngành hàng khác thất thu thì những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch như sả, chanh, mật ong, nghệ, tỏi đen v.v... lại được ưa chuộng.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người tiêu dùng đang tránh mua sắm ở nơi công cộng, tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 năm 2020 giảm 7.9% so với tháng trước.
Thống kê từ một cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM cho biết lượng khách đến trung tâm mua sắm và siêu thị đã giảm từ 40-50% so với trước đây; số lượng khách hàng tới nhà hàng ăn uống cũng giảm 20-30% vào các ngày trong tuần và 50% vào cuối tuần; điều này dẫn đến việc các trung tâm thương mại bị giảm 40% doanh thu.
Không có khách nhưng phí thuê vẫn
phải trả, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã phải trả mặt bằng. Một số đơn vị cho
thuê mặt bằng kinh doanh đang xem xét để giảm 20% đến 40% phí thuê. Vincom mới
đây cũng công bố quỹ 13 triệu USD để hỗ trợ những doanh nghiệp thuê mặt bằng
trong trung tâm của họ.
Dịch bệnh cũng tác động mạnh mẽ đến các mô hình kinh doanh. Hầu hết các cửa hàng đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và quảng bá dịch vụ giao hàng tận nhà.
Theo nhiều chủ cửa hàng, số lượng đơn đặt
hàng trực tuyến đã tăng mạnh, thậm chí nhiều nơi hiện tại chỉ còn kinh doanh
trực tuyến. Cùng lúc đó, một số nền tảng giao hàng như Now và Be đã thúc đẩy và
ra mắt tính năng cho phép người giao hàng đi mua sắm cho khách hàng.
Kể từ ngày 26/2, các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc trong khi khách du lịch Trung Quốc chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, 92% các chuyến bay đến Hồng Kông, 41% đến Hàn Quốc và 34% đến Đài Loan cũng bị cắt giảm.
Là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay từ Việt Nam đến Châu
Âu, Vietnam Airlines cũng thông báo dừng 14 chuyến bay mỗi tuần giữa Việt Nam
và châu lục này. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải, dịch bệnh đã
gây thiệt hại hơn 1.26 tỷ USD, chênh lệch khá lớn so với ước tính 1.08 tỷ USD
vào tháng 2.
Khi không có nguồn khách nước ngoài, du lịch chịu tổn thất là điều khó tránh khỏi. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), trong tháng 2 năm 2020, hơn 1.2 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, giảm 37.7% so với tháng 1 năm 2020 và giảm 21.8% so với cùng kỳ năm 2019.
Đà Nẵng, một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du
khách trong quý 1 năm 2020 đạt gần 1.3 triệu du khách từ trong và ngoài nước,
giảm 31.2% so với cùng kỳ năm 2019. Các trung tâm kinh tế như Hà Nội và TP.HCM
cũng phải đối mặt với số lượng khách du lịch giảm đáng kể.
Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam. Dữ liệu từ GSO cho thấy, năm 2019, Việt Nam có 5.8 triệu khách du lịch Trung Quốc trên tổng số 18 triệu khách quốc tế, chiếm 32%. Khách du lịch Hàn Quốc nhiều thứ hai (chiếm 24%), trong khi đó Nhật Bản chiếm 9%.
Từ 0h ngày 22/3, Thủ tướng ra quyết định chính thức tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và cả người gốc Việt có giấy miễn thị thực. Nhiều địa điểm du lịch như đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn đều đóng cửa.
Không có
khách, nhiều khách sạn ở Hà Nội đã dừng hoạt động, ngay cả Vingroup cũng đã tạm
thời ngừng hoạt động 7 khách sạn tại Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc. Nếu tình
trạng này tiếp diễn, Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành du
lịch sẽ vào khoảng 5.9 ~ 7 tỷ USD.
Một vấn đề trầm trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng khan hiếm nguyên liệu, khi mà sau Tết Nguyên đán, hầu hết các nhà máy Trung Quốc đều ngừng hoạt động, dẫn đến hậu quả là nhiều mặt hàng tại Việt Nam như đồ điện tử, dệt may bị thiếu nguyên liệu sản xuất.
Sau khi dịch bệnh xảy ra, Nhật Bản và Hàn Quốc là
hai quốc gia mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhắm đến như nhà cung cấp thay thế
cho Trung Quốc. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát tại hai quốc gia
này, nhiều doanh nghiệp cảm thấy bất lực.
Không chỉ thiếu nguyên liệu, các doanh nghiệp còn lâm vào tình trạng khó khăn về đầu ra. Kinh tế Việt Nam vốn dựa nhiều vào xuất khẩu lại đang không thể xuất khẩu.
Theo thống kê mới
nhất của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, sau khi đóng cửa biên
giới với Trung Quốc và thắt chặt nhập khẩu với nhiều quốc gia bị nhiễm virus
cao, tổng doanh thu từ thuế xuất nhập khẩu ước tính là 2.17 USD tỷ, giảm gần 8%
so với cùng kỳ năm 2019. Phần lớn kim ngạch xuất nhập khẩu của các mặt hàng
đóng góp nhiều doanh thu nhất như xăng dầu, máy tính, linh kiện, máy móc, sắt
thép... giảm về giá trị nhưng tăng về số lượng.
Về nông nghiệp, Trung Quốc là thị trường tiêu dùng chính của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu nông sản sang thị trường này đạt 5.92 tỷ USD, chiếm 35%. Việc kiểm soát biên giới đã gây ra nhiều khó khăn cho các sản phẩm nông nghiệp như trái cây (thanh long, dưa hấu, sầu riêng) và hải sản.
Tồi tệ hơn, khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến xấu ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã quyết định cắt giảm 50 điểm về lãi suất, khiến tỷ giá USD/VND giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ.
Theo thống kế từ Bộ
LĐ-TB-XH, trong tháng 2/2020, có tới 322 doanh nghiệp dừng hoạt động; 533 doanh
nghiệp giảm quy mô kinh doanh; 1,027 người rơi vào cảnh thất nghiệp. Đa số rơi
chủ yếu vào ngành dịch vụ du lịch, lưu
trú, F&B và ngành
công nghiệp sản xuất.
Bên cạnh gánh nặng tài chính, giáo dục cũng bị đình trệ trong thời gian dài. Rất nhiều trường học đã phải tạm thời đóng cửa kể từ trước Tết Nguyên đán do lo ngại về sự bùng phát dịch. Không chỉ vậy, việc trẻ em đến trường còn là một mối lo lớn khi các em chưa trang bị đủ kiến thức tự phòng bệnh và có đủ sức đề kháng.
Tuy đóng cửa nhưng các trường vẫn cần chi trả nhiều chi phí. Vào ngày 3/3, 150 cơ sở giáo dục công lập đã gửi công văn khẩn lên Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ, nếu không 90% cơ sở sẽ bị phá sản vì thu chi không cân đối.
Nếu
tình huống các trường phá sản xảy ra, hàng ngàn giáo viên và cán bộ tại trường
sẽ thất nghiệp. Đặc biệt, nếu đó là các trường mầm non, việc này sẽ gây xáo
trộn lớn với người dân khi công việc của nhiều phụ huynh bị ảnh hưởng do không
thể gửi con đến trường.
Để giảm thiểu tác động của COVID-19, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề xuất của Bộ Tài chính về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường như: mở rộng thuế, thuế đất, giảm phí và lệ phí.
Ngoài ra, trong phiên họp ngày 4/3, gói tín dụng khoảng 255.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ thuế 30.000 tỷ đồng được Chính phủ tung ra để hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong tương lai gần, Sở Công Thương Hà Nội sẽ hợp tác với các đơn vị của
Bộ Công Thương trên toàn thế giới để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm
nguồn nguyên liệu và linh kiện mới cho sản xuất.
Tiến trình của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp và khó lường diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy Việt Nam đang được đánh giá là làm tốt trong công tác
kiểm soát dịch, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn vẫn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi hiệu ứng domino khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể
là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng các chính sách
phát triển bền vững và lâu dài hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Trích
dẫn từ brandsvietnam.com